Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Học để làm gì?




Khi còn bé, ta thường được ba mẹ khuyên rằng: "Con ơi cố học để biết thật nhiều, để thi tốt, để điểm cao". Ta lớn lên với tâm thế, học để lấy kiến thức, học để biết, nhưng học để biết liệu đã đủ, hay chăng chúng ta cần học để làm và làm chuyên nghiệp?
Trong tiềm thức chúng ta đã luôn có một ý nghĩ rằng "học là để biết". Chính vì thế mà sinh viên Việt Nam luôn được coi là biết rất nhiều. Cái gì chúng ta cũng đọc, cũng quan tâm. Nhưng chúng ta không thật sự đi sâu vào một lĩnh vực, một vấn đề nào.Thế nên nếu hỏi thật cặn kẽ thì hóa ra ta lại chẳng biết gì. Đương nhiên không phải tất cả các bạn sinh viên đều như vậy. Những bạn mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề mình quan tâm, đã không biết thì thôi, đã biết thì phải hiểu thật cặn kẽ thì thường sẽ thành công trong sự nghiệp sau này.

Ví như các cụ đã bảo: Một nghề thì sống đống nghề thì chết. Hay cũng giống như việc bạn nhìn thấy người ta cắt kim cương. Kim cương là một vật thể siêu cứng, không một thứ kim loại nào có thể cắt được kim cương. Vậy người ta làm cách nào để cắt được. Rất đơn giản, người ta dùng tia laze, tia laze chính là một đại diện cho sự tập trung, và thử hỏi nếu chùm tia laze đó không tập trung vào một điểm thì liệu nó có cắt được kim cương không. Việc học cũng vậy, nếu học dàn trải, học để biết thật nhiều thì hiệu quả sẽ không cao.

Tôi không phản đối việc học để lấy kiến thức. Học để mưu cầu kiến thức là một điều hết sức hoan nghênh. Nó giúp cho bạn trở nên uyên bác, hiểu biết hơn. Nhưng liệu học để biết đã đủ hay chưa. Ngày xưa chưa có Internet chưa có công cụ tìm kiếm google thì người biết nhiều sẽ rất có lợi ích. Học không chỉ để biết, học còn để hiểu và quan trọng hơn là học để làm và làm chuyên nghiệp.

Ngày nay đang là thời đại công nghệ thông tin, khi mà lượng thông tin là bình đẳng với nhau. Ta có thể ngồi ở nhà để tìm kiếm mọi thông tin liên quan đến một vấn đề nào đó ta quan tâm. Ta có thể giao tiếp với những chuyên gia cách chúng ta hàng ngàn cây số. Ta có thể tiếp cận lượng kiến thức khổng lồ trên mạng. Khi đó điều gì sẽ xảy ra. Liệu trí nhớ của ta có thể hơn được một công cụ tìm kiếm như Google. Khi mà lượng thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng thì chúng không còn tạo nên sự cạnh tranh nữa. Con người không thể hơn nhau bởi thông tin và kiến thức họ biết nữa, họ chỉ có thể hơn nhau bởi kỹ năng tra cứu thông tin mà thôi.

Một điều nữa mà chúng ta phải công nhận rằng, xã hội không dùng được kiến thức trong đầu chúng ta, chỉ khi nào ta biến kiến thức đó thành sản phẩm dùng được thì khi đó kiến thức mới thực sự có giá trị. Nhiều người khoe rằng ta rất giỏi, ta biết rất nhiều, ta sẽ làm thay đổi cả thế giới. Nhưng chỉ khi nào chúng ta đem áp dụng những kiến thức đó vào trong thực tế cuộc sống hay trong công việc của chúng ta thì ta mới thấy được giá trị thực sự của nó. Chúng ta cũng thấy rằng trong xã hội có nhiều người rất có tiềm năng, nhưng xã hội không cần tiềm năng mà cần những người làm được việc. Tiềm năng mà không được phát huy đúng lúc, đúng chỗ thì cũng sẽ bị phí phạm. Một hành động còn hơn một đống lời bàn, một hành động bằng mười suy nghĩ.

Vậy điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy. Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học là để làm.

Khi ta tư duy học đểlàm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi kỹ năng. Ví dụ như rất nhiều người cảm thấy lúng túng khi phải trình bày một đề tài hay một dự án. Công việc chuẩn bị rất công phu, đề án làm rất hoàn thiện nhưng không thể diễn tả hết được điểm tốt, điểm khác biệt của đề án và dẫn tới việc không thuyết phục được người khác ủng hộ đề án.

Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn. Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được.

Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này.

(Theo Giang Phú Cường - Dân Trí)


Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

ĐỂ THÀNH CÔNG - BẠN HỌC CÁI GÌ?

Kỹ năng sống cho trẻTừ khi sinh ra chúng ta đã được bố mẹ khuyên rằng: "Muốn có tương lai sung sướng thì phải cố mà học", nêu cho chúng ta bao nhiêu là tấm gương tốt thành đạt nhờ học tập, vậy là chúng ta cắm đầu vào học, học như thể sinh ra chỉ để học, học mà không biết mình đang học cái gì, để làm gì học chỉ để được điểm cao, để thi đậu, để được giấy khen.

Học trên trường lớp là học các kiến thức cơ bản.
Sách giáo khoa chỉ trang bị cho chúng ta nhưng kiến thức cơ bản nhất, xin nói thẳng là một thầy giáo dạy chuyên môn chưa chắc đã có thể làm tốt chuyên môn đó. Thầy có thể rất hiểu về kinh tế nhưng bảo thầy đưa các kiến thức đó để để kinh doanh thì chưa chắc đã thành công. Vì để thành công kiến thức chuyên môn chưa đủ mà còn phải biết kết hợp nhiều kỹ năng khác nữa.
Tôi có thằng bạn tốt nghiệp đại học mỹ thuật, tranh hắn vẽ cũng khá lắm, nhưng từ khi ra trương đến bây giờ chưa kiếm được đồng nào tử vẽ tranh cả, lý do là khâu quan hệ tiếp thị quá kém. Cũng lâm vào hoành cảnh tương tự nhiều bạn sinh viên ra trường với bằng tốt nghiệp loại khá, chuyên môn không đên nỗi nào nhưng không thể kiếm được một nghề nghiệp ổn định. Lý do là chưa biết áp dụng những kiến thức đã được học vào công việc thông qua những kỹ năng sống.

Người ta phát hiện ra rằng, ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa ra, một nội dung cốt lõi tạo nên giá trị sống cho mỗi người cần phải được trau dồi, rèn luyện, đào tạo nữa – đó chính là kỹ năng sống.

Theo WHO, kỹ năng sống là “khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.

Như vậy, kỹ năng sống bao gồm cả những kiến thức chuyên môn và kiến thức cuộc sống, là tổng hợp tất cả những gì bạn phải có để vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Mà đã là cuộc sống thì muôn hình vạn trạng, có những tình huống đặt ra không thể dùng kiến thức chuyên môn để giải quyết mà phải dùng đến kỹ năng sống.  Bạn phải học cách giao tiếp hiệu quả, học cách kiềm chế bản thân, học cách sử dụng thời gian – vì thời gian trong thời đại ngày nay là điều vô cùng quý giá, học cách yêu bản thân và những người xung quanh, học cách thấu hiểu bản thân, biết yêu thương bản thân mình trước khi yêu thương một ai đó…Ồ, bạn đừng nói rằng những điều này là đơn giản. Không hề đơn giản như bạn nghĩ đâu! Biết bao người đã thất bại và đau khổ vì “học không kỹ″ hay không được học những kỹ năng đó.
Ông cha ta có câu "Học ăn, học nói, học gói, học mở" thật đúng đắn.
                                                                                              thanhson12.tk

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

TỰ TẠO MAY MẮN CHO MÌNH - BẠN THỬ CHƯA?


1. May mắn là gi?

Đây là câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng có câu trả lời chính xác. Có những người suốt đời đi tìm nhưng cũng không thấy may mắn, có người vừa sinh ra đã được hưởng may mắn rồi. May mắn là gì? Đó đơn giản là sự thỏa mãn những nhu cầu của bản thân con người. Cầu tiền trúng thì số độc đắc, cầu tương lai thì đậu đại học, cầu thành đạt thì được thăng chức, cầu vợ đẹp thì lấy được hoa hậu...tóm lại là cầu gì được nấy. Cầu tất tần tật những gì tốt đẹp đến với mình và những gì xấu xa bay vào nhà khác. Nhiều người cho rằng may mắn là một cái gì đó ngẫu nhiên và rất hiếm gặp nhưng thật ra không hẳn là như vậy. 
May mắn luôn đồng hành với tất cả mọi người, mọi luc, mọi nơi:
Bạn có thực sự nghĩ bạn luôn may mắn? Có lẽ là không nhưng thật sự đó là sự thật. Riêng cái điều bạn được sinh ra đủ chân , đủ tay là bạn đã may mắn hơn hàng triệu người trên thế giới này rồi, chưa nói đến viêc bạn được bố mẹ nuôi dưỡng, được học hành, được hưởng cuộc sống hòa bình tự do. Chúng ta luôn than phiền rằng mình sinh ra không được đẹp trai như diễn viên diện ảnh, không xinh gái như người mẫu, không hát hay như ca sỹ, không giàu như bill gates, bố ta là nông dân không phải ông tướng. Thế nhưng giả sử ( chỉ giả sử thôi nhé ) một ngày nào đó chúng ta bi một tai nạn mất chân mất tay, mất bố, mất mẹ lúc đó chúng ta nghĩ gì? Tôi chỉ ước được lành lạnh như mọi người là một điêu hết sức may mắn rồi. Và sự thật trên thế giới còn rất nhiều người đang khao khát một cuộc sống bình thường như bao người khác thôi. Những điều mầ chúng ta cho rằng hết sức bình thường.
Vì vậy, trước khi đi tìm sự may mắn ở nơi khác chúng ta hãy biết quý trọng những may mắn chúng ta đang có. Dù bạn cho rằng mình kém may mắn như thế nào đi nữa thì vẫn có nhiều người kém may mắn hơn bạn.
2. Đi tìm sự may mắn trong cuốc sống.
Chúng ta luông khao khát gặp nhiều may mắn nhưng có khi nào chúng ta đi tìm nó một cách đúng nghĩa? Hàng ngày vẫn có rất nhiều người lên chùa mang đủ các loại lễ vật với tất cả lòng thành tâm, cúng cúng vái vái miệng khấn lẩm bẩm cầu thần cho con đậu đại học, cầu thần cho con lấy được chồng, cầu thần cho con mau giàu...cầu  vân vân và vân...Chúng ta cứ khấn vái cứ vái nhưng mà khấn xong về sách vở không chịu động đến, ngủ chín mười giờ sáng mới dậy thì có sư phụ của thần cũng không thể làm cho con đậu đại học được. con có khấn thế chứ khấn nữa vấn ế chồng bình thường, con có đem cả Container lễ vật đến thần cũng bó tay. Thần mà biến không thành có được thì thần giàu to rồi. Thần muốn thành thần thì thần phải tu luyện hàng  bao nhiêu năm mới được, con muốn may mắn muốn thành công thì không còn cách nào khác phải chịu khó lao động, mọi thành công đều có cái giá của nó.
May mắn thường nấp sau cánh của mang tên khó khăn.
 Cách đây hơn 45 năm, khi Ferruccio Lamborghini – người sáng lập hãng xe Lamborghini khởi nghiệp từ ngành công nghiệp chế tạo máy kéo., yêu cầu được gặp người sáng lập hãng xe Ferrari thì lại bị xua đuổi bằng câu nói: “Anh hãy về mà tiếp tục cưỡi chiếc xe máy kéo của anh đi!”. Chính nỗi hậm hực trong lòng đã thôi thúc Lamborghini hạ quyết tâm phải cho ra đời những chiếc xe đua tuyệt vời hơn cả Ferrari. Như vậy giả sử lúc đó Ferrari nhận ra tài năng của Lamborghini và nhận ông vào làm cho Ferrari thì có lẽ dù có tài giỏi đến đâu Lamborghini cũng chỉ là một nhân viên dưới trướng Ferrari và chúng ta sẻ không bao giờ được chiên ngưỡng những con siêu bò triệu đo tuyệt đẹp. 
 Một kết luận được rút ra việc  Ferruccio Lamborghini bị Ferrari từ chối không hắn đã là một việc không may mắn. Khi chúng ta đang gặp khó khăn thì cũng đồng nghĩa với cớ hội đang đến neus chúng ta biết vượt qua khó khăn.
KHÔNG CÓ CƠ HỘI? HÃY TẠO RA NÓ!
Thậm chí nếu bạn không có cơ hội, hãy tạo ra cơ hội của riêng bạn. Nếu sếp của bạn không thăng chức cho bạn, hãy yêu cầu ông ấy cho bạn một cơ hội. Nếu bạn vẫn không được thăng chức dù bạn xứng đáng, hãy bắt đầu việc kinh doanh hoặc làm cho một công ty khác tốt hơn. Nếu người tình trong mộng của bạn không tự đến với bạn, hãy đi hẹn hò và gặp gỡ mọi người!

Mọi người thường hỏi làm thế nào tôi có cơ hội được diễn thuyết và huấn luyện để có thể rèn luyện thêm kĩ năng qua hàng năm. Sự thật là không ai cho tôi cơ hội khi tôi 21 tuổi. Không ai muốn nghe tôi nói vì tôi không có kinh nghiệm, bằng cấp và uy tín. Tôi đã tạo cơ hội cho mình bằng cách viết sách để gây dựng tên tuổi, nói chuyện miễn phí ở các trung tâm cộng đồng, trường học, nhà thờ…cho đến khi tôi trở thành một diễn giả.
BẠN CẦN CHUẨN BỊ CHO MAY MẮN
“Khi bạn càng làm việc chăm chỉ, may mắn sẽ càng dễ đến với bạn” – Gary Player, tay chơi golf hàng đầu.Nhiều người cho rằng tổng thống Obama may mắn vì đã ở đúng nơi, đúng lúc. Bởi vì tổng thống tiền nhiệm George Bush đã vận hành đất nước rất tệ nên người Mỹ muốn thay đổi và sẵn sàng bầu cho ông (một tổng thống trẻ người Mỹ gốc Phi thay vì một người Mỹ da trắng nhiều kinh nghiệm)

Tuy nhiên Obama đã nắm bắt CƠ HỘI và HÀNH ĐỘNG, ông đã có Sự Chuẩn Bị. Ông đã trang bị kiến thức và kỹ năng để làm việc. Ông đã phải chuẩn bị hơn 40 năm để có được may mắn. Nếu bạn biết câu chuyện về cuộc đời Obama thì ông đã đặt ra mục tiêu trở thành tổng thống Mỹ năm 5 tuổi khi ông đang học ở Jakatar. Sau đó ông ấy học rất chăm chỉ, luôn giữ vai trò lãnh đạo, tình nguyện làm cho các dịch vụ cộng đồng, học về chính trị, quan hệ quốc tế và luật ở đại học Columbia và đại học Havard.

Đó là lý do tại sao

MAY MẮN = CƠ HỘI + SỰ CHUẨN BỊ + HÀNH ĐỘNG

Nếu bạn không luôn luôn chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho bản thân bằng cách đọc sách và tham gia các khóa học thường xuyên, bạn sẽ không bao giờ may mắn. Mọi người nói tôi may mắn mua chứng khoán lúc suy thoái kinh tế nhờ đó tôi kiếm được nhiều tiền khi kinh tế hồi phục.

Một lần nữa, mọi người cho rằng suy thoái kinh tế là khó khăn. Tôi lại thấy đó là cơ hội tốt để đầu tư và hành động bằng cách đầu tư và viết cuốn sách Profit from the panic. Một lần nữa tôi may mắn vì tôi đã chuẩn bị để đầu tư. Tôi đã mất nhiều năm học về đầu tư tài chính để tạo nên may mắn cho chính mình.

Vì vậy hãy bắt đầu tạo may mắn cho bạn từ hôm nay bằng cách tìm kiếm những khó khăn và xem chúng như là một cơ hội. Hãy tiếp tục xây dựng kiến thức và kỹ năng bằng cách tham gia các khóa học lãnh đạo, làm giàu, nói trước công chúng, và bán hàng… Cuối cùng, hãy hành động!
                                                                                                   http://thanhson12.tk/