Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

LÀ CON 1 - Ở NHÀ PHỤNG DƯỠNG CHA MẸ HAY ĐI XA LẬP NGHIỆP ?

    Hiện nay để kiếm được một công việc ổn định không phải là chuyện dễ dàng, nhất là ở những tỉnh miền trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị...Nhiều bạn trẻ sau khi ra trường phải đi vào Nam lập nghiệp. Tuy nhiên để rời bỏ quê hương đối với nhiều người không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt nhưng bạn là con 1 ( bố mệ chỉ có 1 mình bạn đó ). Những người đó phải giải một bài toán giữa chữ hiếu đối với cha mẹ và sự nghiệp của bản thân mình.

 Con thương bố mẹ già không người chăm sóc
     Nếu ai đã từng xa nhà trong những ngày cơn bão Haiya chuẩn bị đổ vào miền Trung chắc sẽ thấm thía nỗi lòng của những đứa con xa nhà. Có người trẻ còn đỡ, nhà chỉ có hai ông bà già mới thực sự lo lắng. Đó là khi bão đến, cuộc sống thường ngày còn bao điều bất trắc có thể xảy ra đối với những người già, lúc trái nắng trở trời, những lúc mà ta có nhiều tiền cũng không thể bằng ta ở bên họ được. Nhiều khi trong một thoáng suy nghĩ ta chợt sợ hãi, nếu có việc gì xảy ra với bố mẹ mà ta không có mặt kịp thời thì sẽ ân hận lắm. Sợ  lắm cảnh bố mẹ phải sống tuổi già con có cũng như không.

Nhưng...
    Cuộc sống giá như không có những từ nhưng đó, dòng đời thật là khắc nghiệt, để kiếm được đòng tiền thật sự không đơn giản, nhiều bạn có bằng đại học hẳn hoi nhưng ra trường nhiều năm vẫn không thể kiếm ra việc, có chăng lương cũng không đi tiêu. Vậy là đành phải rời xa quê hương để kiếm tiền, để lập nghiệp.

Thế nào là chữ hiếu trong cuộc sống hiện đại?

Theo Đại Đức Thích Thanh Huân - trụ trì chùa Pháp Vân:
" Chữ Hiếu có sẵn trong tâm thức của mỗi người, là nét đẹp trong tâm hồn con người. Cho tới nay dù cuộc sống có thay đổi, đối mặt với nhiều vấn đề thời hiện đại, thì ý nghĩa chữ hiếu vẫn không thay đổi. Đó chính là sự tôn trọng, trân quý người sinh thành dưỡng dục ra mình, và luôn luôn suy nghĩ về trách nhiệm với những đấng sinh thành.

Trách nhiệm là làm sao để bậc sinh thành luôn vui mừng, yên tâm, tự hào về mình. Một phần nữa là chúng ta là sự tiếp nối của ông bà, cha mẹ. Nếu chúng ta sống đạo đức, tốt đẹp tức là biết bảo vệ mình, không bị đánh mất mình trước những biến đổi của xã hội. Đây cũng chính là thể hiện sự hiếu hạnh với cha mẹ.

Xuất phát từ tâm hiếu với cha mẹ, chúng ta có thể nhìn sâu, nhìn rộng ra ngoài xã hội để thấy được mọi người, những người cao tuổi cũng như ông bà, cha mẹ của mình. Chúng ta xây dựng được mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp trong xã hội chúng ta. "
  Như vậy chữ hiếu chính là tấm lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ mình. Một người con có hiếu luôn mang chữ hiếu ở trong tim, chính cái lo, lắng băn khoăn của bạn khi bạn ra đi là chữ hiếu rồi. Bạn có hiếu là bạn phải sống sao để bố mẹ luôn vui mừng, yên tâm, tự hào về mình. Sự thành đạt, đạo đức, ý chí của bạn là cái bố mẹ tự hào nhất, hãnh diện nhất. ( Bạn còn nhớ ngày bạn vào đại học chứ? Bố bạn chắc hẳn tay bắt mặt mừng , rôm rả khắp làng )
Tạm kết: 
 Nếu có thể ở bên bố mẹ, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ thì đó là một điều tốt, tuy nhiên vì một điều kiện nào đó mà bạn phải ra đi thì cũng đừng quá boăn khoăn. Không phải nhất thiết cứ phải ở bên cha mẹ mới là có hiếu, chỉ cần trong tâm bạn luôn nghĩ đến cha mẹ, phấn đấu thành đạt để trở về báo ơn cha mẹ.                                                                   
                                                                                                  Thanh sơn

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN
Th.S Hoàng Thị Tố Nga
Khoa SP Tiểu học- Mầm non
            Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên - Địa - Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh...
1. Tết Nguyên Đán   
            Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Nguyên nghĩa của chữ "Tết" chính là "tiết". Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" (Tết NguyênĐán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).
            Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.
            Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơnTết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
2. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán 
            Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vươngnhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.
            Đời Đông ChuKhổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán,Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.
            Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.
            Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy.
3. Ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán Việt Nam
3.1. Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh
            Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết - do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông - có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm "Ơn trời mưa nắng phải thì", người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời... người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.
3.2. Tết Nguyên Đán là ngày đoàn viên của mọi gia đình
            Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,... được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. "Về quê ăn Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
            Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri...
            Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một  vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.
            Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.
3.3. Tết Nguyên Đán là ngày ” làm mới”
            Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc. Việc làm mới có thể được bắt đầu về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi sạch sẻ. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn... Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp.
            Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng. 
            Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng ân phúc.
3.4. Tết Nguyên Đán là ngày tạ ơn
            Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết...
4. Những biến đổi do tác động tiếp xúc văn hoá Đông - Tây trong Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
            Với một hệ thống lễ nghi vô cùng phong phú và giàu ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tết Nguyên Đán đã trở thành ý thức hệ dân tộc, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên Đán là một phong tục đẹp mà nhân dân ta còn duy trì tới ngày nay. Thế nhưng trong thời kỳ toàn cầu hoá như hiện nay cách ăn Tết của người Việt Nam phần nào đã thay đổi. Một số tập tục trong ngày Tết xưa không còn phù hợp với  hội hiện đại đã dần bị loại bỏ.
            Ngày nay người dân ăn Tết đã có phần đổi khác hơn so với trước kia, dường như dân ta ăn Tết  “tây hoá”dần đi, sự thay đổi đó phần nào được thể hiện qua cách đón tết và trong việc sắm tết.
             Đời sống kinh tế được nâng cao đi kèm với những giá trị hưởng thụ về văn hoá tinh thần và vật chất, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên và có thể đáp ứng ngay khi cần chứ không phải đợi đến Tết như ngày xưa. Hơn nữa, ngày nay trong một năm có rất nhiều ngày lễ khác đang chi phối tầm quan trọng của ngày Tết cổ truyền. Vì vậy, dường như Tết bây giờ có phần nhạt hơn so với Tết xưa.
Trong đời sống hiện đại, việc sắm Tết cũng ”hiện đại” theo và sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây rất rõ nét. Giờ đây người dân ít hào hứng với việc mua thực phẩm về tự chế biến mà đặt mua đồ đã chế biến sẵn cho tiện. Mâm cỗ ngày Tết giờ cũng phong phú hơn và đa dạng hơn. Bên cạnh những món ăn truyền thống của người Việt như bánh chưng xanh, giò, các món rau, món xào thì còn có những món ăn được du nhập từ Phương Tây.     
Trải qua bao biến thiên của thời đại, đến nay, quan niệm về Tết đã có nhiều thay đổi cả về mặt khái niệm lẫn hành vi. Bây giờ người ta quan niệm là “nghỉ Tết”, “chơi Tết” chứ không còn là “ăn Tết”. Khi cái ăn, cái mặc không còn là vấn đề quan trọng trong ngày Tết thì người ta hướng đến tinh thần nhiều hơn. Tết hiện đại mọi người thích nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi nhiều hơn, nhân dịp Tết nhiều gia đình đã lên lịch trình cho một chuyến du lịch với người thân trong nhà hoặc cùng bạn bè, đồng nghiệp.
   Quà Tết bây giờ cũng khác. Trước đây, mọi người có thể chúc Tết nhau bằng cặp bánh, cân giò, với tấm lòng trân trọng mến thương. Bây giờ người ta có thể tặng nhau những món quà có giá trị cao nhưng tình cảm trong đó hầu như không có mà xen vào đó là lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế.
   Quả thật, quá trình tiếp xúc văn hoá Đông – Tây đã làm cho Tết thay đổi, những đồ ăn nhanh, làm sẵn đã làm mất đi không khí chuẩn bị vui tươi của ngày tết. Trẻ con không còn ngồi xem bố mẹ, ông bà gói bánh chưng và mong chờ còn ít gạo vét để gói chiếc bánh ống với nhiều đậu và một miếng thịt to, không còn vui thú khi vùi củ khoai nướng trong lúc trông nồi bánh chưng, các cô thiếu nữ đã dần quên thói quen đi ngắm hoa đào, hoa mai trên phố chợ. Những điều thay đổi đó khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng “bao giờ cho đến Tết xưa”.
   Tuy nhiên, tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã làm cho ngày Tết của người Việt có nhiều thứ mới lạ hơn, thực phẩm vừa ngon vừa phong phú đa dạng, những đồ ăn sẵn thật là thuận tiện, mâm cỗ cúng gia tiên có thêm chai rượu vang thì thật là sang trọng. Ngày Tết được đi du lịch với cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khiến mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, gạt bỏ được những căng thẳng trong một năm làm việc vất vả, tìm được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.
   Chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực của hội nhập văn hoá đem lại. Nếu chúng ta “khép” cửa “ăn Tết” với nhau thì Tết Việt đương nhiên chỉ là một sản phẩm của văn hoá thuần tuý đơn lẻ, nó sẽ không thể trở thành sản phẩm văn hoá đặc trưng của quốc gia trong mối quan tâm của bạn bè quốc tế. Sự mở cửa giao lưu, tiếp xúc lại chính là những phương thức tốt nhất giúp chúng ta giới thiệu đến bạn bè quốc tế về Tết cổ truyền của người Việt Nam. Vấn đề ở đây là chúng ta phải làm chủ được quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây để tết cổ truyền của người Việt vẫn giữ được bản sắc riêng của mình mà không bị “ Tây hoá”.
   Có thể nói, Tết Nguyên Đán vẫn là một sinh hoạt văn hoá vừa lưu giữ những giá trị truyền thống vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại. Trong ngày Tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Đào Duy Anh. Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1992.
2. Đinh Gia Khánh. Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, NXB KHXH, 1993.
3. Phan Kế Bính. Việt Nam phong tục, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1992.
4.Trần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB GD
5. Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: Cái nhìn hệ thống - loại hình, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1996.
6. Trương Thìn (biên soạn). 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam,  NXB Thời đại, 2010.

VÌ SAO BẠN NGHÈO?


Có lẽ trong cuộc sống không ai là không thích mình có nhiều tiền nhưng không phải ai cũng có thể kiếm được nhiều tiền. Bạn nghèo: Bạn đổi tại số? Hay bạn nói rằng bạn là con nông dân ? Bạn không có kiến thức, kỹ năng để làm việc: Bạn nói rằng IQ của bạn thấp? Tại bố mẹ bạn sinh ra bạn sai giờ? Có thể bạn đúng trong một vài trường hợp nào đó, nhưng mình không nghĩ đó là lý do chính mà do một số nguyên nhân sau đây:




Tôi không kiếm được tiền vì tôi dốt. Tại sao tôi dốt?
Đừng bao giờ đổ lỗi cho bố mẹ sinh ra bạn với chỉ số IQ thấp. Với mình năng khiếu là rất quan trọng nhưng không phải là quyết định việc bạn giỏi hay dốt. Bạn cũng đừng nói rằng bạn dốt vì bạn không có điều kiện đi học và cũng đừng cho rằng chỉ những người được đi học có bằng cấp cao mới là người giỏi. Người giỏi là người làm công việc của mình hiệu quả nhất, sáng tạo nhất. Hồi mình học phổ thông, mình cũng không phải là người quá kém về mặt nhận thức nhưng điểm mình lúc nào cũng lẹt dẹt 4 -5, 4-5...Lúc đó tại mình nghĩ mình kém, an phận với khả năng của mình chỉ đến thế thôi nhưng sau này mình lớn lên mình lại thấy tiếc vì mình nhận ra mình dốt là do LƯỜI. Mình không bao giờ chịu chú ý đến những bài tập về nhà cả thậm chí không cần quan tâm cô giáo nói gì lúc lên lớp vậy thì làm sao mà biết được. Rồi đến thời sinh viên hôm nào mà chưa đến ngày thi học phần thì tẹt ga đi: game online, cafe, tán gái...đủ kiểu. Giờ đi làm rồi cũng vậy nước đến đít rồi mới nhảy. Híc. Đó là cái tật xấu của chúng ta, không chịu tìm hiểu những gì chúng ta đang làm. Thằng ăn xin nó có nghệ thuật của thằng ăn xin, không biết cách còn lâu mới xin được. Không nhất thiết chúng ta phải chọn nghề hot mới kiếm ra tiền, không nhất thiết phải là đại học này, đại học nọ, chỉ cần có một ý chí một lòng say mê, một tinh thần cầu tiến thì sẽ thành công. Chỉ có một công thức duy nhất luyện tập=>học hỏi=>luyện tập. Hãy luyện tập để tìm ra những cái chưa làm được đem đi học hỏi và quay trở lại luyện tập.




Tôi không kiếm được tiền vì tôi không thể kiếm tiền.
Cái này mới là cái chết dở. Bạn không tin bạn sẽ thành công. Bạn có nhiều ý tưởng hay nhưng bạn không dám làm vì bạn nghĩ bạn không thể làm. Bạn thích nghiên cứu về lập trình, thích chăn nuôi...nhưng lại không dám dấn thân vào các nghề đó vì nghĩ trình độ của bạn không thể làm được, bạn luôn bị chặn lại bởi câu hỏi "Tưởng làm được cái đó dễ lắm à?". Quả thật không có cái gì là đễ đâu bạn ạ và đúng là cái trình độ hiện tại cảu bạn không thể làm nổi cái việc mà bạn định làm. Nhưng bạn cứ làm đi biết đến đâu làm đến đó, không biết thì đi hỏi, thất bại thì làm lại. Cái cốt yếu là sự kiên trì và tinh thần cầu thị. Hãy nhớ câu thanh niên phải dám nghĩ dám làm.


Công việc ở đây chán quá. Mai ta đi kiếm một công việc khác ngon hơn.

Đây mới là cái khiến nhiều người thất nghiệp. Bạn làm ở đâu cũng thấy khó và luốn muốn tim một công việc tốt hơn vừa nhẹ nhàng lại vừa có tiền. Xin thưa với bạn rằng không ai đưa không có việc nào là không khó khăn cả, lấy được tiền của thiên hạ không đơn giản. Vì vậy trước khi nghĩ đến kiếm 1 công việc khác hãy tìm cách cải thiện hiệu suất làm việc của mình. Bạn chưa giỏi trong công việc của mình thì bạn gặp khó khăn là điều đương nhiên. Còn về những áp lực về công việc bạn hay bị người ta nói xấu, người ta chèn ép này nọ thì ở đâu cũng có bạn không bao giờ tránh được đâu. Một nghề cho chín còn hơn chín nghê mà bạn


Bạn thiếu đam mê và nhiệt tình:

Nghĩa là trong người bạn không có “lửa” vậy nếu bạn là người đi làm thuê: sếp bạn không trọng dụng bạn. Nếu bạn làm chủ: nhân viên bạn không được truyền lửa, ê kíp của bạn nhạt. Mà kinh doanh thì cần năng lượng. Làm gì để có nhiệt tình và đam mê? Nhiều điều cần làm lắm, ví dụ học hỏi người nhiệt tình xung quanh ta. Cũng có nhiều sách, bài tập, khóa học để xây dựng lòng nhiệt tình, đốt cháy đam mê. Tham gia và mua sách về đọc rồi luyện tập, luyện tập và luyện tập. “Nhiệt tình là mẹ đẻ của những nỗ lực, chúng ta không thể đạt được những điều tuyệt vời khi thiếu lòng nhiệt tình” - Ralph Waldo Emerson.




Bạn thiếu tầm nhìn:
Bạn không có bức tranh rõ ràng về bạn, hay lĩnh vực của bạn trong tương lai, và có kế hoạch phấn đấu thực hiện cho nó thì bạn vẫn chưa thể giàu. Làm gì để có tầm nhìn: Vẽ ra thôi!. “Có một điều tệ hơn là mù đó là mắt sáng mà không có tầm nhìn” – Helen Keller.
Bạn chưa biết giao tiếp:
Đừng tưởng là mình có thể nói chuyện với bất cứ ai là bạn có khả năng giao tiếp. Chúng ta đang thấy rất nhiều người nông cạn, nhạt nhẽo mà nói nhiều phải không? Và cũng thấy nhiều người không giao tiếp với ai, thậm chí càng nhiều người không dám giao tiếp… Họ chưa thể giàu! Làm gì để giao tiếp giỏi? Nên học văn, nói và nghe bằng trái tim rồi quan sát, đọc sách, đi học và thực tập, thực tập, thực tập. Tin vui cho bạn: “Giao tiếp là kỹ năng có thể học, giống như bạn tập xe đạp hay tập viết vậy. Khi bạn sẵn lòng thực hành thì bạn sẽ nhanh chóng phát triển mọi mặt trong cuộc sống của bạn” – Brain Tracy.




Bạn hay đổ lỗi:
Đổ lỗi là điều dễ làm nhất và người chưa giàu là người hay đổ lỗi nhất Làm gì để tránh đổ lỗi? Làm việc tiếp, siêng năng nữa! “Đổ lỗi tỉ lệ nghịch với sự giàu có của bạn” – cái này là tôi viết.
Bạn chưa đáng tin cậy:
Người ta không làm việc với người không đáng tin cậy. Người ta có thể không biết bạn nói đúng hay sai, nhưng người ta dễ dàng biết bạn nói thật hay không thật. “Một lần mất tín là vạn lần mất tin” – Điều này ông bà ta nói.


Bạn chưa có kỹ năng về con người:

Người ta thành công, giàu có thường nhờ những người xung quanh ta, bạn hàng, đồng nghiệp, nhân viên, cấp trên, bạn bè, người thân. Chúng ta thiếu kỹ năng về con người giống như luật sư chưa biết luật, bác sĩ không biết bệnh và thuốc vậy. “Có một nhân tố quan trọng đơn nhất trong công thức thành công đó là kỹ năng về con người” - Theodore Roosevelt.

Bạn kém may mắn:


Ừ, cái này thì có vẻ khó khắc phục, nhưng bạn cũng nên đọc cuốn sách rất giá trị mà rất ngắn "Bí mật của sự may mắn"

ảnh đẹp