Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Kỹ năng học và tự học


HỌC KHÔNG PHẢI LÀ BẢN NĂNG
Sự phát triển của một sự hiểu biết vững chắc không phải là là một quá trình bản năng, kiến thức không rơi vào đầu bạn mà không cần bất kỳ nỗ lực nào. Tất cả những giáo viên của bạn đều trãi qua một quá trình học tập và nghiên cứu mà đây là quá trình không thể bỏ qua.
Bài viết này cung cấp cho bạn những hướng dẫn mà bạn có thể tự thực hành và bạn có thể tìm thấy nó trong một số tài liệu. Nhưng đây chính là những điều cốt lõi mà chúng tôi muốn nói với bạn.
NÊN CÓ SỰ HIỂU BIẾT
Việc hiểu biết về một vấn đề đòi hỏi cần có thời gian, công sức, mức độ tiếp thu và phản ánh lại vấn đề. Sự hiểu biết còn đặt trong sự ràn buộc về thời gian được yêu cầu hoàn thành để có được kiến thức và sự hiểu biết của chính bạn. Điều này dễ đưa bạn đi đến sự mất hứng thú và từ bỏ.
Xây dựng sự hiểu biết đòi hỏi không chỉ bản thân bạn phải dành nhiều thời gian mà còn phải biết loại bỏ những cám dỗ cắt ngang khoảng thời gian này. Lúc đầu, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ lấy mất quá nhiều thời gian nhưng bạn đừng lo lắng vì bạn đang gia tăng hiệu lực học tập của mình mà bạn không nhận ra. Dần dần bạn sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thêm các vấn đề, sự cố gắng của bạn sẽ mất ít thời gian hơn và bạn sẽ tiến triển rất nhanh.
TẠO LẬP THÓI QUEN HỌC TẬP
Thói quen chi phối khá nhiều những gì chúng ta làm và đang có. Để đạt được một cái gì đó mới mẻ, bạn phải thay đổi thói quen của bạn bằng những thói quen mới và có lợi hơn. Đó chính là việc bạn phải làm quen với việc lập kế hoạch và xây dựng kỷ luật bản thân.
Lập kế hoạch:
Những người bận rộn không thể tự họ hoàn tất hết tất cả những công việc mà không cần có kế hoạch. Vì vậy bạn phải làm quen với nó. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm nhưng khi làm thường xuyên bạn sẽ gặt hái được thành công.
Các yếu tố cần thiết cho việc lập kế hoạch:
  • Xây dựng kế hoạch tuần của bạn. Bạn có thể dùng máy tính cá nhân hoặc một quyển sổ để tạo ra một cuốn nhật ký hàng tuần trong đó các cam kết phải được đưa vào kèm theo.
  • Hãy nhớ rằng bạn cần phải có một cuộc sống bên ngoài công việc của bạn. Vì vậy, các mục xã hội và gia đình cũng được đưa vào kế hoạch của bạn.
  • Hãy nhớ rằng không có điều gì là chính xác hoàn toàn nên kế hoạch của bạn phải có một số không gian cho phép những tình huống khẩn cấp, những công việc không diễn ra như mong đợi hoặc những công việc mới phát sinh được them vào trong kế hoạch của bạn.
  • Mang theo một máy tính cá nhân nhỏ để bạn có thể học một vài phút trong thời gian chờ đợi xe buýt.
  • Bạn luôn phải làm việc theo kế hoạch đặt ra, không tực cho mình làm việc tùy tiện. Nếu bạn lên kế hoạch dành 20 phút để uống cà phê với những người bạn thì đừng để nó kép dài đến 30 phút hoặc hàng giờ.
  • Xây dựng kỷ luật học tập.
Sẽ không phải bạn làm cho mình trở thành một người thích kiểm soát bản thân nhưng bạn phải thực hiện một số kỷ luật nếu muốn công việc của bạn diễn ra tốt đẹp.
Những điểm cần lưu ý khi xây dựng kỷ luật học tập:
  • Xây dựng kế hoạch làm việc trong kéo dài trong khoảng 1 giờ và không nên lâu hơn mà không dành cho mình thời gian nghỉ ngơi.
  • Sử dụng năm phút đầu tiên để xem xét các tài liệu mà bạn đã làm trước đó có liên quan đến công việc hiện tại của bạn.
  • Phải tập trung giải quyết vấn đề.
  • Đặt mục tiêu cụ thể cho giai đoạn đang nghiên cứu.
  • Lướt qua nội dung các tài liệu có liên quan đến mục tiêu để có ý tưởng về nội dung và bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong quá trình nghiên cứu của mình.
  • Đọc tài liệu chậm và chi tiết, chú ý những điểm quan trọng.
  • Tái hiện lại các dữ liệu bằng nhiều hình thức khác nhau như sơ đồ, danh sách, bản đồ. Bạn không nên chỉ ghi chú lại những tiêu đề vì bạn muốn thông tin nằm trong đầu của bạn chứ không phải chỉ là các tập tin.
  • Đọc lại các tài liệu một lần nữa để có cái nhìn tổng quan hơn. Lần này vấn đề của bạn đã rõ hơn .
  • Tự kiểm tra bằng cách đánh giá sự hiểu biết của bạn bằng cách giải quyết các điểm khó hiểu. nếu bạn không thể giải quyết hãy sắp xếp và viết chúng ra dưới dạng các câu hỏi cho giáo viên của bạn.
  • Nên lướt qua những tài liệu này sao vài ngày để củng cố kiến thức của bạn
TÌM KIẾM NGUỒN TÀI NGUYÊN
Sau khi bạn biết những gì bạn sẽ tìm hiểu, bạn chắc chắn sẽ cần phải tìm một số tài nguyên cho kế hoạch của bạn. Thông thường việc tìm kiếm nguồn tài nguyên có thể được tìm kiếm từ: sách, tạp chí, Blog, các trang web …
ĐỌC TÀI LIỆU
Tất cả các bạn đều có thể đọc. Nhưng làm thế nào để việc đọc một tài liệu mang lại hiệu quả? Bạn không cần phải có khả năng đọc hết các từ ngữ, bạn ghi lại các từ ngữ chưa hiểu và xem xét ý nghĩa của nó được sử dụng trong các trang tiếp theo.
Các tài liệu bạn có thể đọc
  • Văn bản
  • Đồ thị
  • Sơ đồ
  • Phương trình toán học
  • Bảng biểu
  • Hình ảnh minh họa.
TỰ KIỂM TRA KIẾN THỨC
Sau khi bạn hoàn tất các công việc theo mục tiêu của bạn, bạn cần kiểm tra lại kiến thức của mình. Điều này có thể được thực hiện bằng cách viết ra các điểm chính của vấn đề, vẽ lại các sơ đồ, biểu đồ … Tự kiểm tra bản thân là rất quan trọng và bạn không được bỏ qua bước này.
Chìa khóa để tự giáo dục là để thay đổi cách bạn suy nghĩ về học tập. bạn không còn nhìn thấy mình là một sinh viên được dạy mà bạn sẽ trở thành một nhà nghiên cứun thực thụ. Học tập hiệu quả cần có thời gian, kế hoạch, công sức. Bạn sẽ không chỉ học được các kiến thức chuyên môn mà bạn còn có thể học được các kỹ năng cần thiết giúp bạn phản ứng tốt hơn với bất kỳ điều gì bạn chọn để làm.
                                                         Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Đừng hạn chế sức mạnh bản thân

Đừng hạn chế sức mạnh bản thân

                      
vmit.com.vn - Bạn đã từng nghĩ rằng mình thực sự chẳng làm được gì cho cuộc sống này và mình quá kém cỏi.
Bạn đã từng so sánh mình với một ai đó, để rồi bật khóc.
Bạn đã từng sống một cuộc sống không phải con người thật của mình.
Bạn đã thấy mình thất bại và tự nhủ rằng: "Đến đây là chấm hết".
Cái cảm giác mình là kẻ thua cuộc, kẻ vô ích luôn làm bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và rồi nước mắt làm bạn mất đi sự tự tin, làm bạn bị lún sâu trong tâm trạng đó mãi không thoát ra được. Bạn thấy tự ti trước cuộc sống, lập trường của bạn bị lung lay và rồi trước bao con đường, bao ngã rẽ bạn sẽ mãi không tìm được đường đi riêng cho mình.
Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi mình rằng tại sao lại như vậy???  Có thật bạn là người vô dụng, hay đơn thuần bạn chưa thực sự biết hết khả năng của chính mình, điều này khiến bạn đang tạo ra rào cản phát sinh từ tâm lý hạn chế bản thân của mình.
Hạn chế sức mạnh bản thân
Tự hạn chế bản thân là một biểu hiện tâm lý mặc cảm về thân phận, không dám thi thố, tranh luận. Do vậy mà người ta hay thu mình, tránh giao tiếp, cảm thấy bi quan và chán nản, có sự mặc cảm lớn trong quan điểm về bản thân, luôn cảm thấy mình kém cỏi trước người khác về những cái căn bản nhất. Họ không dám đưa ra ý kiến, quan điểm của riêng mình chỉ vì sợ sự đánh giá hay nhận xét của người khác; thậm chí đôi khi còn nảy sinh suy nghĩ tiêu cực muốn hạn chế cả khả năng của những người xung quanh. Kết quả cuối cùng của những việc đó là họ không thể thoát ra khỏi chính con người mình để bước tới thành công và mãi mãi chôn chân trong sự tù túng.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tự hạn chế bản thân là thói quen sống:
Từ khi được sinh ra chúng ta đã mang trong mình nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, nhưng chúng ta lại lãng quên, và không quan tâm đến việc đi tìm cái vốn đã hiện hữu trong bản thân mình.
Có thể chúng ta đã không được khuyến khích tạo lập và phát triển lòng tự trọng, tính độc lập và óc sáng tạo ngay từ thuở nhỏ, để đến khi lớn lên việc tự hạn chế bản thân đã trở thành một thói quen không thể sửa đổi. Thế là, từ sự khiếm khuyết này đã tiếp tục phát sinh ra những khiếm khuyết khác.
Ví dụ: Một bà mẹ có tuổi thơ không được khuyến khích phát huy những xúc cảm riêng thì sẽ cảm thấy lo lắng khi đứa con càng lúc càng phát triển tính tự lập của nó và dường như không còn cần đến sự bảo bọc của mẹ. Các bà mẹ thường lo sợ đứa trẻ sẽ không còn yêu thương, gần gũi và nương tựa vào mình nữa. Họ không những không vui khi con mình ngày một chững chạc hơn mà còn tìm cách ngăn trở khả năng sáng tạo và những hành động đầy cá tính của con. Chính điều này vô tình đã kìm hãm sự phát triển mang tính tự nhiên của sức mạnh bản thân trong những đứa trẻ. Và hiển nhiên khi lớn lên, chúng sẽ trở thành những con người thiếu tự tin vào năng lực bản thân; không dám đưa ra ý kiến, quan điểm của riêng mình chỉ vì sợ sự đánh giá hay nhận xét của người khác...
Biểu hiện phát sinh của hạn chế sức mạnh bản thân
Nóng giận:  nhận thức bi quan về bản thân dễ làm người ta nóng giận, nóng giận dược xem như là một cơ chế bảo vệ. Người thiếu tự tin cố gắng làm cho mình có vẻ quan trọng và có quyền trước người khác. Họ làm như vậy vì họ cảm thấy mình không quan trọng và thua kém mọi người.
Trầm cảm:  trầm cảm là một biểu hiện thông thường, người thiếu tự tin thấy mình không giỏi, mà còn không được người thân, bạn bè yêu thương và hỗ trợ. Vấn đề ở đây là họ cảm thấy mình chẳng ra gì, không có giá trị hoặc chẳng là gì trước mặt người khác. Nếu trầm cảm kéo dài họ sẽ có nguy cơ phát sinh ra những căn bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ghen tị:  là một biểu hiện khác của thiếu tự tin. Người thiếu tự tin thường cảm thấy sợ hãi trước mọi người và coi ai cũng là đối thủ của mình. Những người họ gặp chẳng khác nào cái "gay" trong mắt và sự hiện diện của những người này đe dọa và làm cho họ mất đi cơ hội biểu lộ tài năng.
Ăn cắp vặt:  thiếu tự tin còn có thể dẫn đến thói quen ăn cắp vặt hoặc làm những điều điên cuồng. Một người thiếu tự tin thừa nhận "  mỗi khi tôi lấy được cái gì đó đem về nhà, tôi cảm thấy thỏa mãn và an toàn biết bao". Những người có thói quen này thường là những người có tham vọng, không bằng lòng với vị thế hiện tại của mình. Chính vì thế họ cố gắng dung mưu kế để lừa bịp người khác nhằm thu nhiều lợi lộc cho mình, vì họ tin rằng những gì mà họ thu được sẽ làm cho họ thỏa mãn và thấy tự tin hơn. 
 Đừng hạn chế năng lực của bản thân
 Hãy luôn sống cuộc sống của chính mình
"Chỉ khi biết mình là ai bạn mới thấy mình có giá trị!". Chúng ta có rất nhiều giả định sai khi không thật sự hiểu rõ về bản thân mình, bạn có dám khẳng định rằng mình hoàn toàn biết rõ những nhu cầu cũng như sở thích của bản thân, hay những điều bạn cho là ý muốn của mình đó thật ra là lại bắt nguồn từ suy nghĩ của những người thân như ông bà cha mẹ, anh chị,...có thể bạn đã sống quá lâu theo những giá trị của người khác nên nhìn mọi vật cũng bằng lăng kính của người khác mà không nhận ra lăng kính cá nhân của mình đang bị che lắp dần đi, chúng ta có thể kiểm tra vấn đề này qua những việc đơn giản như: hãy nghĩ xem bạn thích màu nào nhất : xanh, đỏ, tím hay vàng , có thể bạn luôn nói rằng bạn thích màu xanh dương nhất, nhưng đó có phải là câu trả lời chắc chắn không hay bạn chọn màu xanh dương chỉ đơn giản vì cha bạn cũng từng nói đó là màu mà ông yêu thích nhất; cách bạn bày trí căn phòng của mình cũng vậy bạn có xếp đặt quanh mình những đồ vật trang trí theo ý thích của mình? Hay đơn giản chỉ vì đó là ý thích của người yêu hay của cha mẹ bạn chẳng hạn. Hãy để chính mình lên tiếng, tự khám phá ra sở thích thật của mình, đừng cố bó buộc mình theo quan điểm của bất kỳ ai, bất kỳ diều gì, hãy tự khám phá ra sở thích thật sự của mình, và thậm chí khi đó bạn có thể phát hiện ra rằng sở thích của mình thay đổi tùy theo mỗi ngày, tùy theo tâm trạng.
Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta có những quan điểm, suy nghĩ của riêng mình! Hãy nhận biết xem mình thích điều gì và không thích điều gì , hãy theo ý thích của bản thân và tôn trọng các quan điểm của mình, không cần phải đi theo cách đánh giá của người khác, miễn là nó giúp bạn cảm thấy thoải mái tự tin khi nhìn nhận tất cả mọi việc.
Hạn chế thói quen so sánh mình với những người khác
Có thể bạn thấy so với mọi người mình chỉ là một hạt cát giữa sa mạc, họ hơn và hơn bạn rất nhiều. Đó là một suy nghĩ lệch lạc của bạn đấy! Đừng so sánh bản thân mình với người khác, có rất nhiều điều không thể xảy ra trong thực tế cuộc sống khi bạn cứ mãi so sánh, hơn thua với những người xung quanh, hãy luôn tin rằng : "Tạo hóa ban tặng mỗi người một khả năng làm những điều mà người khác không thể" , tạo hóa ban tặng cho con người những đặc trưng riêng biệt về tính cách, ngoại hình, năng khiếu...Và con đường tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống cũng chẳng ai giống ai. Vì vậy, điều bạn cần làm là cố gắng vươn lên, sống hết mình để chứng minh cho họ biết rằng : bạn không hề thua kém họ về tất cả. Và nhớ rằng, đừng bao giờ lấy họ làm thước đo, làm chuẩn mực để bạn vươn lên khẳng định mình có thể bằng họ. Rồi bạn sẽ cứ nhìn họ mà sống, bắt chước họ, chạy theo sau họ. Vậy thì cuộc sống này chẳng còn ý nghĩa gì!
Học cách chấp nhận và thích nghi với những thay đổi
Nếu gặp thất bại thì bạn nên coi đó là một bài học kinh nghiệm giúp bạn thành công. Bạn sẽ không bao giờ thành công nếu không gặp thất bại, và nên hiểu rằng: Không phải tất cả mọi việc đều có thể như ý muốn. Vì vậy, hãy tĩnh tâm để suy nghĩ về tính cách của bản thân và xác định những điều mình mong muốn để tập trung tất cả cho các mục tiêu đó. Nếu bạn thấy rằng mình cần phải thay đổi để thích nghi với cuộc sống thì hãy thực hiện ngay. Tuy nhiên, chắc chắn rằng những thay đổi này mang lại niềm hạnh phúc thực sự cho bản thân chứ không phải để gây ấn tượng với mọi người. Hãy bắt đầu bằng những điều nho nhỏ như giúp đỡ những người xung quanh, tạo thói quen suy nghĩ sâu sắc hay học những điều mới mẻ và các kỹ năng sống. Bạn có thể cải thiện kỹ năng đọc và viết của mình, tạo nhịp sống năng động với các bài tập thể dục, học cách quản lý thời gian hay thay đổi các thói quen.... để ngày càng hoàn thiện bản thân.
Ngừng suy nghĩ  tự  ti về bản thân
" Chúng ta suy nghĩ và tin như thế nào thì chúng ta sẽ trở thành người như thế ấy". Chính bạn chứ không phải một ai khác mang lại sự bình an cho bạn, chính bạn đang hạn chế khả năng của bản than về việc suy nghĩ tiêu cực về những điều mình có thể và không thể làm được, chúng ta sẽ trở thành những gì chúng ta nghĩ, do đó đừng để bản thân bị hạn chế vì những định kiến hay những suy nghĩ hạn hẹp của chính mình, hãy khát khao và nghĩ về những điều lớn lao, tốt đẹp hơn. 
 Cho dù ngoại hình, sức khỏe, vị thế hay khả năng...của bạn là gì đi chăng nữa, hãy luôn tự tin về bản thân mình. Mỗi người trong chúng ta đều đang sở hữu một tài năng tiềm ẩn, điểm mạnh, điểm yếu, tính cách riêng... hãy khám phá chúng và phát triển thành công hơn.  Vì vậy, chẳng có lý do gì để bạn tự ti về bản thân mình yếu kém hơn so người khác.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Biết tôn trọng bản thân



Hãy nói những ngôn từ tích cực
TTO - Hãy bắt đầu bằng những câu nói khẳng định sự tôn trọng chính bản thân mình:Tôi hiểu được tầm quan trọng của sự tôn trọng bản thân.

• Tôi tự hào về những tư chất riêng và giá trị của bản thân mình.

• Tôi là người có lòng tự trọng, luôn biết hành động xứng đáng với những phẩm chất tốt đẹp của mình.

• Tôi là một người đặc biệt, bởi không có một ai trên thế giới này là hoàn toàn giống tôi.

• Sau cùng chắc chắn tôi sẽ là người chiến thắng.

Hãy tin mình sẽ làm được

Bất kỳ ai cũng đều có những lúc phải trải qua những giây phút trăn trở, nghi ngờ và bất mãn với chính bản thân mình. Tôi cũng có một giai đoạn tồi tệ như thế. Hồi còn là sinh viên năm thứ nhất, tôi chơi trong đội bóng rổ của trường. Năm đó, đội bóng của chúng tôi chơi thật tệ hại: chỉ thắng 5 nhưng thua tới 17 trận. Đó thật sự là một kết quả quá thảm hại trong cách nhìn nhận của riêng tôi. Mặc dù tôi chưa bao giờ coi mình là người thua cuộc, nhưng sự tự tin trong tôi đã bị bào mòn ghê gớm.

Mùa hè năm đó, tôi đã quyết định xoay chuyển tình hình - trước nhất là giúp cho chính mình - bằng cách tập luyện, tập luyện, và tập luyện không ngừng. Tôi luôn trông mong tới ngày được thể hiện mình trong mùa thi đấu tới. Kết quả là, tôi đã tự kéo mình ra khỏi tình trạng bế tắc và đội bóng chơi ngày càng khởi sắc hơn.

Tôi nhận ra rằng, mình không thể thay đổi được quá khứ nhưng có thể tạo nên sự khác biệt đối với tương lai. Bằng cách tự nâng cao kỹ năng thi đấu, tôi đã phục hồi lại được niềm tự hào và sự tự tin của mình. Tôi hiểu ra rằng, tất cả chỉ là vấn đề tự nỗ lực không ngừng để vươn lên. Chỉ có mình mới có thể giúp mình thoát khỏi những điều kiện bất lợi, chứ không một ai khác có thể làm được điều đó thay cho mình cả!

Bạn đừng lẫn lộn sự tự hào, tin tưởng vào năng lực của bản thân với sự kiêu căng, tự mãn. Kiêu căng, tự mãn dẫn bạn đến sự ảo tưởng về giá trị của bản thân, trong khi tự hào là một thái độ, cách nhìn tích cực về chính mình.

Trước khi muốn người khác trân trọng bạn, thì bạn cần phải biết trân trọng chính mình. Bạn đừng để cho người khác hay những điều kiện tiêu cực ảnh hưởng đến cảm nhận của bạn về bản thân. Bởi sau cùng, mối quan hệ của bạn với chính mình mới là điều quan trọng nhất.

Hãy nhớ rằng, quá khứ của bạn đã qua và hiện tại, tương lai của bạn tùy thuộc vào cách nhìn của bạn ngày hôm nay.

Hãy đọc và suy ngẫm

“Không ai có thể khiến bạn cảm thấy tự ti, thấp kém nếu không có sự đồng lòng, chấp thuận của bạn.”

                                                                                               - Eleanor Roosevelt
“Cho tới khi nào bạn chưa nhận ra đúng giá trị của bản thân mình, thì bạn cũng sẽ không nhận ra giá trị thật của bất cứ điều gì khác.”

                                                                                                       - Khuyết danh
“Nếu biết làm bạn với chính mình thì bạn sẽ chẳng bao giờ có cảm giác cô đơn.”

                                                                                                       -Maxwell Maltz






Nguồn: Attitude for Success – Thay thái độ đổi cuộc đời - First News và NXB Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

CHÚNG TA NHÌN ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?

   thanhson12.tk - Cuộc sống như một đống vật chất hỗn tạp khổng lồ, con người như những sinh vật mù lòa mò mẩm trên cái đống vật chất đó. Thảm lụa êm ái có, chông gai có, ngọt có, bùi có, cay có đắng có, vinh quang đó và nhục nhã cũng không thiếu... Cái đáng sợ là những sinh vật mù lòa đó phải trải quả tất cả các mớ  cảm xúc của đống vật chất hỗn tạp đó không chỉ một lần mà rất nhiều lần. 
Một ngàn lẻ một cách chán đời.


Thi không đậu...chán đời, người yêu bỏ...chán đời, làm không được việc...chán đời, cha mẹ mắng ...chán đời. Kết quả là trên các trang mạng chúng ta đăng đầy những sờ ta tút than vãn, kêu chán, kêu khổ, nặng nề hơn chúng ta gây ra những vụ tự tử với những lý do "lẵng xẹt":

Ngày 17/3, ba nữ sinh THCS Phan Chu Trinh (xã Đắk Sắk, Đắk Mil, Đắk Nông) uống thuốc độc tự tử vì sợ cô giáo mắng.

Ngày 11/3, em Lầu Thị Dế, học sinh lớp 11, Trường Dân tộc nội trú huyện Điện Biên Đông đã ăn lá ngón để tự vẫn vì cô đã làm hỏng chiếc điện thoại di động bố cho.

Ngày 28N/2, bị nghi ngờ ăn trộm đồ đạc, nữ sinh M.T lớp 12 Anh THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) thắt cổ tự tử trong kí túc xá.

Trước đó, ngày 10/2/2012, cháu Lương Thị H, sinh năm 1997, học sinh một trường cấp 2 tại Hải Dương đã tự tử vì bị cho rằng ăn trộm quần áo tại một cửa hàng.

Tháng 1/2012, bị cô giáo bắt chép lại bài kiểm tra, nữ sinh K.O lớp 12 của trường THPT tư thục Đông Quan (huyện Đông Hưng, Thái Bình) đã nhảy từ tầng 2 xuống đất tự tử.

Vì sao nên nỗi?
Lý do đầu tiên khiến chúng ta bi quan chính là những đau khổ, ngang trái của cuộc sống. Người ta thường chúc nhau "Vạn sự như ý, tỷ sự như mong" thể hiện sự mong muốn có một cuộc sống tràn đầy  những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng như chúng ta mong muốn. Sự tồn tại song song giữa hạnh phúc và đau khổ, ngọt ngào và đắng cay, khó khăn và thuận lợi...là cách vận hành cảu cuộc sống và chúng ta được sinh ra để ngụp lặn trong cái mớ hỗn tạp của cuộc sống đó. Vì vậy dù không muốn nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với nó. Đau khổ vì trượt đại học, đau khổ vi gặp thất bại liên tuc trong công việc, đau khổ vi cháy nhà, vì mất của, đau khổ vì không đạt được những mục tiêu mình mong muốn, đau khổ vì đánh mất những điều quý giá..vân vân và vân vân.
   Lý do thứ hai khiến chúng ta bi quan đó là những áp lực của cuộc sống. Từ nhỏ cho đến khi qua đời không khi nào chúng ta hết lo lắng. Nhỏ thì lo học bài, lo bị phạt, lớn lên thì lo thi cử, thi xong rồi thì lo kiếm việc làm, lo lấy vợ lấy chồng, lo kiếm tiền, già rồi thì lo cho con cho cháu, có người đến chết vẫn chưa yên tâm. Cuộc sống là những chuổi dài nối tiếp của những cái lo, con người luôn bị vây ráp bởi những lo âu phiền muộn. Và đến một lúc nào đó khi đạt đến giới hạn của sự chịu đựng chúng ta cảm thấy cuộc sống như một địa ngục và ước mơ một sự giải thoát.
   Một lý do khiến chúng ta bi quan nữa là sự bất công của cuộc sống, chúng ta phải chịu nhiều uất ức, thiết thòi. Thằng bạn thân ngày xưa nó học con dốt hơn cả mình vậy mà bây giờ nó nhà lầu xe hơi, vợ đẹp con khôn, đời thật bất công. Nhiều khi chúng ta tự cho rằng, ta mới là người xứng đáng hưởng hạnh phúc chứ không phải thiên hạ, vậy mà ông trời lại làm điều ngược lại.
Chúng ta nhìn đời thế nào?
Sáng mùng một tết bạn đi ra đường, loạng quạng thế nào lại lại đâm xe máy vào người khác, hai bên không bị gì dù xe bạn hư khá nặng. Bạn nghĩ gi?"Năm mới mà xui kinh khủng, thế này còn làm ăn cái gì nữa" hay "May quá, hai cái xe nát bét thế mà người không việc gì". Nhận giấy báo kết quả thi đại học bạn "trật lất". Bạn nghĩ gi? "Mình học thế mà vẫn không là được bài à, chắc mình không may mắn rồi, giờ không dám nhìn mặt ai nữa, chán quá đi" hay "Thằng bạn thân mình học giỏi thế mà còn trượt huống hồ chi là mình, sang năm thi tiếp" 
Chúng ta đang có rất nhiều điều hạnh phúc mà chúng ta  không biết. Trước hết được tồn tại trên đời, không tật nguyên, đầy đủ tay chân là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta. Được sống được cống hiến, được yêu thương đó là hạnh phúc của chúng ta. Mọi thứ tưởng chừng như bình thường nhưng đến khi ta bị mất một trong những cái bình dị ta mới biết những thứ tưởng càng bình thường lại càng vô giá. Chúng ta hay đi mưu cầu hạnh phúc cao sang ở đẩu đâu mà không để ý, thậm chí xem thường những cái bình dị. Hãy biết quý trọng những điều mình đang có, nuôi dưỡng nó, phát triển nó. Những thứ ta đang có trong tay nhiều kẻ khác mơ cũng không có được. Mọi người hay so sánh hoàn cảnh của mình với hoàn cảnh những người khác hạnh phúc hơn mình và cho mình bất hạnh. Tại sao không so sánh mình với những kẻ thiệt thòi hơn để thấy mình hạnh phúc hơn rất nhiều người trong xã hội? Thực tế ai cũng có sự bất hạnh nhưng chúng ta chỉ thấy cái vỏ bên ngoài không thấy được sự đau khổ bên trong.
   Đau khổ là điều không tránh khỏi trong cuộc sống. Chúng ta không thể đau khổ chỉ để... đau khổ. Vậy thì, ẩn chứa đằng sau mỗi đau khổ, hẳn phải có một ý nghĩa sâu xa nào đó? Khi đang phải sống trong đau khổ, chúng ta đừng nên ngồi khoanh tay lại và than thân trách phận, sao mình khổ quá! Đang khổ mà còn ngồi đó tự nghĩ mình khổ, thì nỗi khổ sẽ tăng thêm gấp đôi. Thay vào đó, hãy nghĩ về những điều may mắn mà mình đang có được. Nhiều khi, nỗi khổ mà ta đang gánh chịu quả thực là quá nhỏ bé so với những điều may mắn mà ta đang có trong cuộc sống! Vì vậy đừng bao giờ phóng đại những khó khăn của mình để rồi mà ngồi một nơi than vãn. Đau khổ sẻ đau khổ hơn thôi. Hãy nhìn vào những điều may mắn và nhận thấy rằng những gì mình đang được hưởng con lớn hơn rất nhiều những gì mình phải chịu đựng, rằng " Sông có khúc, người có lúc" mọi thứ rồi sẽ qua, khó khăn, đau khổ chỉ là cách vận hành của cuộc sống.
                                                                                                           
                                                                                                khám phá bản thân

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

BẠN HỌC ĐẠI HỌC ĐỂ LÀM GÌ?

( http://thanhson12.tk/ )Học đại học là mục tiêu gần như tất cả các bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường, đó cũng là niềm mong mỏi của những người làm cha làm mẹ. Tuy nhiên không phải bạn nào học đại học cũng thành công và không phải ai thành công cũng phải trải qua môi tường đại học. Vậy ta học đại học để làm gì?


Năm năm trước, cô bé bán rau đậu 2 trường đại học....

"Không vào được đại học thì chịu khó đi cày" - Đó là câu nói cửa miệng của nhiều bậc phụ huynh mỗi khi muốn răn đe con em mình. Câu nói như một tuyên ngôn bất hủ về con đường duy nhất để thoát cảnh lam lũ là thi đậu đại học. Chính cái mong mỏi đó của bố mẹ đã vô tình tạo một áp lực rất lớn lên đôi vai của các sĩ tử. Chúng ta cắm mặt cắm đầu vào học chỉ với một mục đích duy nhất: Đậu đại học. Vì vậy, nhiều bạn khi đã vào đại học coi như đã hoàn thành nhiệm vụ bố mẹ giao. phần còn lại chơi cho nó đã. Cũng không ít trường hợp quan niệm phải học đại học bằng mọi giá bất kể đó là trường gì, ngành nghề có phù hợp với mình hay không miễn đó là trường đại học. Nhiều người đi học những chuyên ngành chẳng có liên quan một tý nào với khả năng hay sở thích cảu mình cả, cũng không thể định hướng được sau nay mình làm cái gì,chỉ biết học cho xong để lấy cái bằng đại học.

.....và 5 năm sau, cô gái có hai tấm bằng đại học đi bán rau:
Đây là tình trạng chung của nhiều cử nhân. Sau khi ra trường, nhiều người cầm tấm bằng đại học chạy khắp nơi vẫn không ra việc. Quẩn quanh vài năm. Chán. Đi làm thuê kiếm tiền. Tấm bằng cử nhân đỏ chót để ngắm chơi. Có nhiều người khá hơn kiếm được việc nhưng chẳng liên quan một tẹo nào về chuyên môn mình được học cả.

Vì sao nên nỗi?
Chúng ta đang mắc những sai lầm ngớ ngẩn: coi đại học là thước đo của sự thành đạt, học nhưng không biết học để làm gì, thi đậu đại học để rồi để đấy. Hậu quả là chúng ta không biết chúng ta muốn gi, có thể làm gì và thất bại dù bằng cấp không thiếu một thứ gì. Cái sai lầm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường: định hướng sai ngành nghề, tự bằng lòng với bản thân, không có muc tiêu, thiếu sự có gắng. Kết quả là ra trường với một năng lực chuyên môn cực kém đương nhiên chúng ta không kiếm được việc.

Thành đạt - không nhất thiết phải có bằng cấp...
Nếu chịu khó đọc tin, chắc các bạn không lạ gì bà  Nguyễn Thị Như Loan - bà chủ Quốc Cường Gia Lai, mẹ của Cường Đô La . Sinh năm 1960, quê gốc ở Phú Yên. Mới chỉ học lớp 12, không hề có tấm bằng đại học nào trong tay, nhưng bà vẫn là một “nữ tướng” tài ba và nổi danh trên thương trường Việt Nam. Bà Loan khởi nghiệp bằng nghề chế biến, cung cấp đồ gỗ. Nhờ nghề này, bà đã có được một cơ ngơi đồ sộ, một gia sản khổng lồ từ những năm 80. Sau một thời gian, bà Loan chuyển sang kinh doanh phân bón. Tuy nhiên, công việc làm ăn của bà gặp nhiều thăng trầm, rủi ro. Khi một khách hàng nợ tiền phân bón của bà Loan trả nợ bằng một lô đất, bà rẽ sang bất động sản.

                                                      Bà Loan và con trai - Nguyễn Quốc Cường.

Chỉ tốt nghiệp PTTH, nhưng bà Loan vẫn trở thành một "nữ tướng" nổi danh trên thương trường. Tuyên bố “rất yêu” ngành kinh doanh bất động sản, nhưng bà Loan vẫn đá chéo sân sang kinh doanh nhiều ngành nghề khác. Bà đầu tư vào cả lĩnh vực xây dựng, trồng cao su và thủy điện. Hiện tại, bà Loan nắm giữ khoảng 60,5 triệu cổ phiếu của công ty Quốc Cường Gia Lai, có giá trị khoảng 400 tỷ đồng. Bà lọt top 15 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2012, top 100 nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu được vinh danh và nhận cúp Bông hồng vàng (là giải thưởng do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức, nhằm vinh danh nữ doanh nhân tiêu biểu của năm
   Một trường hợp khác nữa là Ông Đoàn Nguyên Đức ( bầu Đức ) - chủ tịch công ty cổ phần Hoàng Anh Gia La. Là người không có duyên với chuyện học hành. Năm 1982, khi vừa tròn 20 tuổi, bầu Đức tốt nghiệp cấp 3 hệ 10 năm. Ông khăn gói quả mướp lên TP. HCM thi đại học nhưng bị trượt. Không nản lòng, bầu Đức tiếp tục vừa làm vừa học, quyết thi đại học, nhưng tới lần thi thứ 4, ông vẫn không đỗ.


                                          Bầu Đức lừng danh đã từng 4 lần thi trượt đại học
                                   
   Bước ngoặt để Đoàn Nguyên Đức trở thành thương gia là khi ông 22 tuổi, sau 4 lần thi đại học không thành, ông nhận ra rằng, có nhiều con đường để dẫn đến thành công. "Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng” - bầu Đức nói. Bầu Đức chọn con đường khởi nghiệp riêng không qua trường học mà bằng trường đời. Ông đã làm đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân, để tích góp kinh nghiệm. Với cơ trí và những kinh nghiệm quý báu học được từ trường đời, bầu Đức đang làm nên nghiệp lớn. Sau một thời gian làm thuê, năm 1990, ông mở một phân xưởng nhỏ có tên Xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê nhà. Sau đó, ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác để hình thành nên tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ngày hôm nay.

............nhưng nhất thiết phải có trình độ.
Bằng cấp và trình độ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, bằng cấp chỉ là thước đo cho trình độ. Những doanh nhân kể trên họ không có bằng cấp nhưng không có nghĩa là họ không học. Ngược lại, họ học rất nhiều, học học từ trường đời, tư những trải nghiệm của bản thân. Nói cách khác họ có trình độ nhưng họ không cái thước đo phù phiếm là bằng cấp. Cái cần để thành công là trình độ, sự hiểu biết chứ không phải bằng cấp. Bạn không thể làm bất cứ một cái gì nếu bạn không hiểu gì về nó. Vì vậy, không còn cách nào khác là bạn phải học nhưng không nhất thiết phải vào trường mới được học. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học mà đặc biệt là công nghệ thông tin chúng ta hoàn toàn có điều kiện học bất cứ cài gì mà chúng ta muốn. 
Vì vậy, không phải chúng ta dốt vì không được học mà dốt vì không chịu học.  Đại học chỉ là một trong rất nhiều con đường đến với tri thức. Kể cả khi vào được đại học rồi nêu không chịu khó rèn luyện chúng ta vẫn dốt.

Tóm lại:
Không có một trường đại học nào có khả năng làm cho chúng ta giỏi mà không cần nghiên cứu cả. Đại học chỉ tạo cho chúng ta những điều kiện để tiếp nhận tri thức. Cổ nhân nói rất đúng " Không thầy đố mày làm nên". Tuy nhiên không phải ở trường mới có thầy mà thầy có ở khắp nơi trong cuộc sống. Điều quan trọng nhất là phải có đam mê, tinh thần khiêm tốn cầu tiến bộ và một ý chí kiên cường.  Không quan trọng bạn học cái gì và làm cái gí cái quan trọng là bạn làm như thế nào và làm có tốt hay không thôi.
                                                                                                                                          thanhson12.tk
                                                                                                
                                                                                                                     

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Vụ bắt cóc trẻ sơ sinh tại BV Quận 7 - Tài năng của người họa sỹ

Tìm được cháu bé bị bắt cóc tại BV Quận 7

- Trưa 13/1, trinh sát công an Q.7, TP.HCM đã bắt được hung thủ và giải cứu an toàn cho cháu bé bị bắt cóc ở bệnh viện Q.7, TP.HCM xảy ra sáng 9/1.
Liên quan đến vụ bắt cóc trẻ sơ sinh xảy ra ở bệnh viện Q.7 (đường Nguyễn Thị Thập, P.Tân Phú, Q.7) vào sáng 9/1 như VietNamNet đã thông tin, xác nhận với P.V, một lãnh đạo công an Q.7 cho biết, trưa 13/1 tổ trinh sát của công an quận này đã bắt được hung thủ gây án, giải cứu thành công cho cháu bé bị bắt cóc.
Thông tin này cũng được phía bệnh viện Q.7 và gia đình bà N.T.M.T xác nhận
Theo thông tin ban đầu của VietNamNet, đối tượng gây án là Vũ Thị Bích Trâm (SN 1989).
bắt cóc, quận 7, cháu bé, sơ sinh
Cháu bé đã được giải cứu thành công
Theo lời khai ban đầu của Trâm, động cơ bắt cóc cháu bé xuất phát từ việc trước đó Trâm có nói với người yêu là Vũ Tiến Long là mình có thai, đề nghị Long làm đám cưới.
Tuy nhiên do Long nghi ngờ việc này, tỏ ra thờ ơ với Trâm; cùng đường Trâm nghĩ quẩn nên vào Bệnh viện quận 7 gây án.
Hiện công an quận 7 đã triệu tập đối tượng Vũ Tiến Long để làm rõ lời khai này.
bắt cóc, quận 7, cháu bé, sơ sinh
Chân dung hung thủ được phác họa trước đó
bắt cóc, quận 7, cháu bé, sơ sinh
Vũ Thị Bích Trâm tại cơ quan điều tra
Được biết sau khi xảy ra vụ bắt cóc, Công an Q.7 đã lập 5 tổ công tác đến tận các địa phương để xác minh các nguồn thông tin từ người dân cho biết có một người phụ nữ lạ nuôi giữ trẻ sơ sinh nhiều nghi vấn.
Khi thấy báo chí đăng tải ảnh phác họa chân dung của mình, lo sợ, trưa 13/1, Trâm đã đến công an đầu thú.
bắt cóc, quận 7, cháu bé, sơ sinh
Ông Lê Trọng Hiếu - Bí Thư Quận ủy, chủ tịch UBND Q7 tặng bằng khen cho công an quận vì thành tích phá án.
Được biết hung thủ gây án và cháu bé được đưa về công an Q.7 phục vụ điều tra.
Trước cuộc họp báo 13h30 chiều nay, ông Lê Trọng Hiếu, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND quận 7 đã trao bằng khen, thưởng nóng 5 triệu đồng cho lực lượng CSĐT, công an quận 7 vì thành tích phá án nhanh. Phía Bệnh viện quận 7 cũng trao 20 triệu đồng cho lực lượng công an.
Còn tại cơ quan điều tra, Vũ Thị Bích Trâm khai, trước đó giữa Trâm và Long đã tổ chức đám cưới (tuy nhiên chưa làm hôn thú), sợ bị chồng bỏ rơi chưa có con nên đã vào bệnh viện bắt cóc trẻ sơ sinh.
"Tôi chỉ muốn bắt cóc mang cháu về nuôi chứ không làm hại gì đến cháu bé". Trâm khai.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin chi tiết đến bạn đọc
Anh Sinh

TUYỆT CHIÊU HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN - HỌC THUỘC.

  Các môn học thuộc lòng luôn là một trở ngại đối với các bạn học sinh, sinh viên. Nó đòi hỏi khả năng nhớ, thuộc lòng cao. Nhiều bạn học trước quên sau, học mãi không thuộc được một đoạn. Nếu đang gặp khó khăn  với các môn học thuộc thì đây là chiêu để bạn vượt qua:


Để học thuộc, nhớ lâu, nhớ sâu ta cần nắm vững 3 bước:

b1: Học từ lớn đến nhỏ
b2: Học hiểu, rút ý chính
b3: Kết hợp học và ôn tập


Sau đây ta đi tuần tự từng bước


b1: Học từ lớn đến nhỏ
   Bước này rất quan trọng nhưng nhiều bạn không thực hiện. Muốn học thuộc một nội dung nào đó trước tiên bạn phải biết bạn đang học cái gi? cấu trúc nội dung đó gồm mấy phần? Ý nghĩa tên từng bài? Tại sao người dạy lại chia môn học ra các bài như vậy? Thực hiện bước này nhằm giúp bạn nắm được môn học một cách tổng quát nhất, quá trình học tránh được nhầm lẫn các nội dung với nhau, hạn chế quên khi ta học các ý nhỏ. Chỉ cần 1 trang giấy là bạn liệt kê hết các bài và buổi đầu tiên chỉ cần bạn nhớ, hiểu hết các bài trong môn học đó là ok.
   Sau khi nắm được tên các bài học, bạn tiếp tục học các đề mục cả bài học và cũng trình tự như trên. Bạn nắm và hiểu các đề mục. Xong bước một, bạn đã nắm được 40% nội dung của bài rồi đó. Bạn nào có khả năng viết tốt thì cầm số vốn này không bao giờ sợ trượt.

b2: Học hiểu, rút ý chính
  Sau khi nắm được các đề mục của bài bây giờ bạn tiến hành bổ nó ra. Bạn phải xem trong đề mục, trong đoạn văn mà bạn đang đọc người ta muốn nói cái gì? Một đoạn văn có thể được viết rất dài, sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật khác nhau nhưng tóm lại tác giả chi muốn nó lên vài ý chính. Bạn đừng quan tâm tác giả viết thế nào mà phải biết được người viết muốn nói cái gì.
  VD: Thằng bạn của bạn gọi điện cho bạn, nó có thể trình bày rất nhiêu vấn đề, nhiều lý do, nhiều câu chuyện nhưng tóm lại là: Nó cần tiền, nó muốn mượn bạn 200k, bạn có thì cho nó mượn.
 Bạn hãy ghi lại những ý bạn hiểu và học thuộc nó. Lúc này trong tay bạn đã có từ 6 - 7 điểm mà không cần bất cứ một sự hỗ trợ nào.

b3: Kết hợp học và ôn tập:
Đến bước này, bạn hãy vứt đống sách vở của bạn vào ngăn bàn và làm một việc gì đó mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, hãy thư giãn đầu óc, hãy quên đi những gì bạn vừa học. Hai ngày sau, bạn quay lại bước 1, lúc này bạn sẽ thấy ban học thuộc mọi thứ rất nhanh, chỉ bằng 1/3 thời gian lúc đầu bạn học.  Quá trình  tiến hành các bước bạn có thể tham khảo các tài liệu khác để nâng cao độ sâu cảu nội dung. Hết bước 3 bạn quay lại bước 1 một lần nữa. Hết lượt thứ 3 này thì nội công của bạn lúc này đã khá thâm hậu đủ để chiến đấu rồi.

Điều kiện tiến hành:

Bạn phải chủ động về thời gian: Bạn không thể nhồi nhét một khối lượng lớn kiến thức trong một thời gian ngắn được. Vì vậy,  bạn phải có kế hoạch cụ thể, chủ động ôn tập. Để học thuộc bài chỉ có cách duy nhất là bạn phải chịu khó nghiên cứu thôi.

Không gian:  Bạn phải có 1 không gian đủ rộng, thoáng và yên tĩnh, có thế là 1 căn phòng, hay một góc vườn, 1 góc công viên...bất cứ nơi nào mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Theo kinh nghiệm của mình, bạn chỉ nên ngồi khi bạn ghi chép, quá trình học thuộc nên đi lại trong khoản không gian ngắn, mạnh dạn nói thành tiếng. Lúc đầu, dựa vào giấy nháp bạn đã chuẩn bị sau đó từ từ tách rời tài liệu, liên tưởng lại nội dung mình đang  học.

Tập trung: phải thật tập trung. tránh sự chi phối các hoạt động khác. Bạn sẽ không chữ nào nếu khi vào bạn học lâu lâu lai đem điện thoại lướt face, chạy ra ngoài xem tivi...Hãy bỏ tất cả ra ngoài khi vào bàn học, hoàn thành nội dung sau đó  mới làm việc khác.

Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng "ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu" mà thôi!

Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn. Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao. Hiệu quả lắm đấy!

Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé!

Điều nên tránh: Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế sẽ chẳng ăn thua vào đâu cả. Môn nào thì học dứt điểm môn đó! Nếu như bạn quá ôm đồm thì hậu quả là bạn sẽ chẳng thuộc được gì mà nhiều khi còn lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thì nguy!

Không nên vừa ăn nhóp nhép vừa học vì việc này vừa mất lịch sự vừa làm mất tập trung! Gia đình bạn nào có có ông bà lớn tuổi thì càng nên tránh việc này kẻo không bị rầy thì chẳng còn tâm trí đâu mà học nữa!

Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy!
Chúc bạn học tốt!                                        
                                                                                                   thanhson12.tk