Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

BẠN HỌC ĐẠI HỌC ĐỂ LÀM GÌ?

( http://thanhson12.tk/ )Học đại học là mục tiêu gần như tất cả các bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường, đó cũng là niềm mong mỏi của những người làm cha làm mẹ. Tuy nhiên không phải bạn nào học đại học cũng thành công và không phải ai thành công cũng phải trải qua môi tường đại học. Vậy ta học đại học để làm gì?


Năm năm trước, cô bé bán rau đậu 2 trường đại học....

"Không vào được đại học thì chịu khó đi cày" - Đó là câu nói cửa miệng của nhiều bậc phụ huynh mỗi khi muốn răn đe con em mình. Câu nói như một tuyên ngôn bất hủ về con đường duy nhất để thoát cảnh lam lũ là thi đậu đại học. Chính cái mong mỏi đó của bố mẹ đã vô tình tạo một áp lực rất lớn lên đôi vai của các sĩ tử. Chúng ta cắm mặt cắm đầu vào học chỉ với một mục đích duy nhất: Đậu đại học. Vì vậy, nhiều bạn khi đã vào đại học coi như đã hoàn thành nhiệm vụ bố mẹ giao. phần còn lại chơi cho nó đã. Cũng không ít trường hợp quan niệm phải học đại học bằng mọi giá bất kể đó là trường gì, ngành nghề có phù hợp với mình hay không miễn đó là trường đại học. Nhiều người đi học những chuyên ngành chẳng có liên quan một tý nào với khả năng hay sở thích cảu mình cả, cũng không thể định hướng được sau nay mình làm cái gì,chỉ biết học cho xong để lấy cái bằng đại học.

.....và 5 năm sau, cô gái có hai tấm bằng đại học đi bán rau:
Đây là tình trạng chung của nhiều cử nhân. Sau khi ra trường, nhiều người cầm tấm bằng đại học chạy khắp nơi vẫn không ra việc. Quẩn quanh vài năm. Chán. Đi làm thuê kiếm tiền. Tấm bằng cử nhân đỏ chót để ngắm chơi. Có nhiều người khá hơn kiếm được việc nhưng chẳng liên quan một tẹo nào về chuyên môn mình được học cả.

Vì sao nên nỗi?
Chúng ta đang mắc những sai lầm ngớ ngẩn: coi đại học là thước đo của sự thành đạt, học nhưng không biết học để làm gì, thi đậu đại học để rồi để đấy. Hậu quả là chúng ta không biết chúng ta muốn gi, có thể làm gì và thất bại dù bằng cấp không thiếu một thứ gì. Cái sai lầm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường: định hướng sai ngành nghề, tự bằng lòng với bản thân, không có muc tiêu, thiếu sự có gắng. Kết quả là ra trường với một năng lực chuyên môn cực kém đương nhiên chúng ta không kiếm được việc.

Thành đạt - không nhất thiết phải có bằng cấp...
Nếu chịu khó đọc tin, chắc các bạn không lạ gì bà  Nguyễn Thị Như Loan - bà chủ Quốc Cường Gia Lai, mẹ của Cường Đô La . Sinh năm 1960, quê gốc ở Phú Yên. Mới chỉ học lớp 12, không hề có tấm bằng đại học nào trong tay, nhưng bà vẫn là một “nữ tướng” tài ba và nổi danh trên thương trường Việt Nam. Bà Loan khởi nghiệp bằng nghề chế biến, cung cấp đồ gỗ. Nhờ nghề này, bà đã có được một cơ ngơi đồ sộ, một gia sản khổng lồ từ những năm 80. Sau một thời gian, bà Loan chuyển sang kinh doanh phân bón. Tuy nhiên, công việc làm ăn của bà gặp nhiều thăng trầm, rủi ro. Khi một khách hàng nợ tiền phân bón của bà Loan trả nợ bằng một lô đất, bà rẽ sang bất động sản.

                                                      Bà Loan và con trai - Nguyễn Quốc Cường.

Chỉ tốt nghiệp PTTH, nhưng bà Loan vẫn trở thành một "nữ tướng" nổi danh trên thương trường. Tuyên bố “rất yêu” ngành kinh doanh bất động sản, nhưng bà Loan vẫn đá chéo sân sang kinh doanh nhiều ngành nghề khác. Bà đầu tư vào cả lĩnh vực xây dựng, trồng cao su và thủy điện. Hiện tại, bà Loan nắm giữ khoảng 60,5 triệu cổ phiếu của công ty Quốc Cường Gia Lai, có giá trị khoảng 400 tỷ đồng. Bà lọt top 15 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2012, top 100 nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu được vinh danh và nhận cúp Bông hồng vàng (là giải thưởng do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức, nhằm vinh danh nữ doanh nhân tiêu biểu của năm
   Một trường hợp khác nữa là Ông Đoàn Nguyên Đức ( bầu Đức ) - chủ tịch công ty cổ phần Hoàng Anh Gia La. Là người không có duyên với chuyện học hành. Năm 1982, khi vừa tròn 20 tuổi, bầu Đức tốt nghiệp cấp 3 hệ 10 năm. Ông khăn gói quả mướp lên TP. HCM thi đại học nhưng bị trượt. Không nản lòng, bầu Đức tiếp tục vừa làm vừa học, quyết thi đại học, nhưng tới lần thi thứ 4, ông vẫn không đỗ.


                                          Bầu Đức lừng danh đã từng 4 lần thi trượt đại học
                                   
   Bước ngoặt để Đoàn Nguyên Đức trở thành thương gia là khi ông 22 tuổi, sau 4 lần thi đại học không thành, ông nhận ra rằng, có nhiều con đường để dẫn đến thành công. "Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng” - bầu Đức nói. Bầu Đức chọn con đường khởi nghiệp riêng không qua trường học mà bằng trường đời. Ông đã làm đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân, để tích góp kinh nghiệm. Với cơ trí và những kinh nghiệm quý báu học được từ trường đời, bầu Đức đang làm nên nghiệp lớn. Sau một thời gian làm thuê, năm 1990, ông mở một phân xưởng nhỏ có tên Xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê nhà. Sau đó, ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác để hình thành nên tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ngày hôm nay.

............nhưng nhất thiết phải có trình độ.
Bằng cấp và trình độ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, bằng cấp chỉ là thước đo cho trình độ. Những doanh nhân kể trên họ không có bằng cấp nhưng không có nghĩa là họ không học. Ngược lại, họ học rất nhiều, học học từ trường đời, tư những trải nghiệm của bản thân. Nói cách khác họ có trình độ nhưng họ không cái thước đo phù phiếm là bằng cấp. Cái cần để thành công là trình độ, sự hiểu biết chứ không phải bằng cấp. Bạn không thể làm bất cứ một cái gì nếu bạn không hiểu gì về nó. Vì vậy, không còn cách nào khác là bạn phải học nhưng không nhất thiết phải vào trường mới được học. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học mà đặc biệt là công nghệ thông tin chúng ta hoàn toàn có điều kiện học bất cứ cài gì mà chúng ta muốn. 
Vì vậy, không phải chúng ta dốt vì không được học mà dốt vì không chịu học.  Đại học chỉ là một trong rất nhiều con đường đến với tri thức. Kể cả khi vào được đại học rồi nêu không chịu khó rèn luyện chúng ta vẫn dốt.

Tóm lại:
Không có một trường đại học nào có khả năng làm cho chúng ta giỏi mà không cần nghiên cứu cả. Đại học chỉ tạo cho chúng ta những điều kiện để tiếp nhận tri thức. Cổ nhân nói rất đúng " Không thầy đố mày làm nên". Tuy nhiên không phải ở trường mới có thầy mà thầy có ở khắp nơi trong cuộc sống. Điều quan trọng nhất là phải có đam mê, tinh thần khiêm tốn cầu tiến bộ và một ý chí kiên cường.  Không quan trọng bạn học cái gì và làm cái gí cái quan trọng là bạn làm như thế nào và làm có tốt hay không thôi.
                                                                                                                                          thanhson12.tk
                                                                                                
                                                                                                                     

0 nhận xét:

Đăng nhận xét